Trang chủ

BÍ ẨN HÌNH XĂM

Bình luận về bài viết này

BÍ ẨN HÌNH XĂM

 

tatoo

tatoo

Đừng nghĩ rằng hình xăm là xấu, là đầu gấu, là giây phút dại khờ. Có người nói với Tôi rằng “chị không thích cái gì chích lên người mình cả, thik thì vẽ lên thôi”-  “tao sẽ không bơi Sông Hồng vì không bao giờ cần đến TMV Cát Tường” hay “em đã suy nghĩ kỹ chưa? hối hận còn kịp” (câu này đến tận khi leo lên ghế xăm Nàng còn nói ra như thế). Nếu sợ, nếu nghĩ rồi sẽ một ngày cần xóa kí ức đi, lấp liếm nó hay không đủ sức để đối diện bản thể hoàn chỉnh trong con người mình thì đừng DẠI KHỜ.

Anh bảo Tôi rằng “tạo hóa vẽ lên người cậu những chỉ tay, nốt ruồi và nó định cho cậu SỐ-PHẬN. Nhưng việc xăm hình là cậu đã lựa chọn SỐ-PHẬN-THỨ-2 cho mình. Đôi khi hình xăm thay đổi cách suy nghĩ và nhân sinh quan của một người, nó là cách cậu khẳng định mình, răn đe mình hay đơn giản nhất là ghi nhận giá trị của mình”. Anh thì lúc nào cũng cao siêu, huyền hoặc (dù Anh chẳng mấy khi nhận ra điều đó, cái Hữu-xạ-tự-nhiên-hương là thế), lúc anh hút thuốc và nhả khói vào không gian đặc quánh cafe, lúc anh hát “Riêng một góc trời” lúc anh đứng tần ngần trước hàng trăm đầu sách xa-lạ rồi thẫn thờ “chà, tụi nhỏ nó đọc cái gì vậy?”. Tôi đã chọn được hình xăm cho mình, Tôi may mắn hơn Anh chăng? Anh chưa chọn cho mình được một hình xăm. Tôi đã chọn xăm vào thời điểm thích hợp nhất của đời mình, là khi Tôi đối diện hoàn hảo trước bản thể phân thân trong con người mình, điên cuồng và dữ dội, yêu thương và đau khổ, lầm lạc và quay về. Anh nói Tôi cứ “xuôi theo dòng” đi, chết rồi Phượng-hoàng sẽ hồi sinh. Chúng ta vẫn thường như vậy, sống quá chuẩn mực và e ngại mỗi khi thể hiện quan điểm trước cuộc đời. E ngại đám đông và lo sợ tổn thương. Đi qua những tháng ngày dài, những ¼ cuộc đời theo số liệu nhân sinh chúng ta học cái gì? Ngày qua chúng ta lại càng lo sợ và thu mình lại. Mỗi sự thu mình là một lần chúng ta gây dựng thêm bóng đêm của nỗi sợ hãi và rồi có khi chúng ta trở nên vô hình hoàn toàn. Bạn có hài lòng với hình ảnh đó không? Có người nói có, có người mãnh liệt nói không, còn cá nhân Tôi thì đang quẫy đạp dù chẳng biết mình có chết hay trở nên bầm dập đến thế nào.

Ciin của Tôi là yêu thương đến đau đớn, là mảng trái lập con người mà Tôi đã học và thực tập hàng chục năm qua. Vài chục năm nữa khi nhìn lại (nếu Ciin vẫn còn đó) Tôi có thể cười tự hào khi mình đã mạnh mẽ giữ lại một khoảnh khắc, một thời điểm chuyển mình. Cũng có thể Tôi sẽ cười nhạt nhòa vì không thể hoàn thành mục tiêu của mình. Cũng có thể Tôi sẽ cười đau khổ tận cùng khi không thể chấp nhận những kết quả tất yếu mà một kẻ cố gắng giật mình khỏi lưỡi câu của SỐ-PHẬN-THỨ-2 nhưng bất thành. Nhưng Tôi sẽ không bao giờ phải NÓI LỜI HỐI TIẾC, không bao giờ thấy tatoo là DẠI-KHỜ.

Ai cũng có một HÌNH XĂM. Nó có thể ở trên da thịt của Bạn, có thể ở trong tâm trí, có thể tồn tại ở tâm linh bất biến hay niềm tin của Bạn. Dù ở thể dạng nào thì nó cũng đều là chính con người Bạn, chính những thể trạng tinh thần dồn căng và đòi hỏi ghi dấu. Đừng ngại ngần và xấu hổ, đừng buồn phiền hay tìm cách che dấu nó đi, ai cũng có những nông nổi và khao khát, những giá trị đáng được trước-tiên-là CHÍNH MÌNH CHẤP NHẬN MÌNH. Vì vậy, đừng DẠI-KHỜ. Và đừng XÓA-ĐI. Là chính mình đấy thôi đâu cần LẤP LIẾM SỐ PHẬN của mình.

(Viết cho HÌNH-XĂM)

VỀ CHUYỆN TRÀ VÀ CHUYỆN LÁ

Bình luận về bài viết này

Phạm Trà và Lá

Phạm Trà và Lá

 

1. Về chuyện Trà (Phạm Trà)

Phạm là người bạn lâu năm của tôi. Phạm ít nói, cười cũng cẩn trọng, mỗi câu chữ đều tinh lọc rất kỹ càng mới thốt ra. Tôi hay đùa vì “lời vàng ý ngọc” nên Phạm tiếc và cho thiên hạ rất ít (dù vậy anh viết khá nhiều)

Nghĩ đến Phạm tôi thường nghĩ về Trà. Tôi nghĩ đến vị tuyết trà, phần tinh tế nhất mà đa phần người-uống-trà đều bỏ đi khi pha chế. Đó là lớp nhựa non phủ ngoài những cánh trà đã chế biến lên thành lớp phấn. Khi làm trà có công đoạn vò trà, quá trình này khiến các búp trà non bị vò tứa nhựa, việc sao trà đã tạo ra lớp tuyết trà và trở thành phần tinh túy nhất.Người sành trà không bao giờ tráng trà. Tôi không dám nhận mìn là Trà Nhân vì tôi uống không theo quy luật ẩm trà và càng không đủ tư cách thanh tao để mạn đàm trong các cuộc trà. Là người xứ trà tôi tự thấy mình hổ thẹn.

Mỗi lần tôi xách ấm chén đi pha trà cho Bố tôi thường cố tỏ ra mình vô cùng thành kính. Bố dùng loại ấm thường, trà thì hảo hạng (dù không phải loại trà đinh hảo hạng giá trên 3 triệu đồng) và Bố uống cũng dung dị. Nhưng cách người uống trà và dặn dò tôi châm nước, tráng ấm thì vô cùng cẩn trọng. Bố không dùng đến bộ bàn tre trúc mà Chồng tôi tặng ông, ấm chén cũng loại xoàng nhưng thái độ thì đáng ngưỡng mộ. Có lẽ sự trân trọng thứ máu trà của Người chính là nền tảng để tôi phải thành kính khi pha trà. Chồng tôi thật may mắn cũng yêu trà như vậy. Đó là điểm chung lớn nhất của chúng tôi. Tôi luôn đặt mình vào thời điểm uống trà của cả nhà bên bộ bàn ghế gỗ đơn giản để vững vàng trong những quyết định khắt khe của cuộc sống. Tôi không nỡ đánh vỡ những lời ngọc ý vàng của Phạm, những trân trọng dành cho Bố, Chồng của tôi và những giây phút khi hương trà Thái bay lên lưng lửng gian phòng rộng mà Con trai tôi đang chơi đùa. Cảm giác về sự thành kính, tôn nghiêm và tình yêu thương tuyệt đối ấy đã đưa tôi về lại căn nhà của mình, trong vòng tay bố mẹ và người chồng bao dung.

Đó là câu chuyện của Tuyết trà !

 

2. Về chuyện CÂU CÁ (Lá)

Tôi không biết từ khi nào và từ đâu mình tin tưởng Lá như người anh trai vững vàng. Bản thân Lá hay chọc ghẹo và nói mát tôi. Nhưng tôi biết Lá sẽ luôn che chở vì Lá sớm đã nhận ra phần yếu ớt con người trong tôi cứ thi thoảng lại hùng hổ xông ra trận chiến rồi quay về nhà với vô vàn vết thương chí mạng. Nhưng đó là câu chuyện ngoài lề. Tôi chỉ đơn giản được Lá dạy cách câu cá, những chuyện liên quan đến chim chóc, cá mú, cây cỏ, sỏi đá … những câu chuyện tôi đọc hoài mà đọc đi đọc lại vẫn ghen tức với Lá “vì sao hắn viết được như thế?”

Lá bắt đầu những câu chuyện của CÁ

hihi cậu có thích câu cá không

tớ câu cá giỏi cực nên kể cậu nghe về câu cá nhé

đầu tiên là chọn thính, mỗi loại cá phải dùng một loại thính có mùi thơm khác nhau để dụ đến

dùng mồi riêng thật ngon móc vào lưỡi câu

khi cá cắn câu, cá nhỏ thì giật vèo cái là lên bờ, hết đời con cá

nhưng cá to thì khác, giật mạnh có thể gãy cần, đứt cước mất toi như chơi

nên khi cá to mắc câu là phải thả cước cho cá chạy

con cá cứ cùng miếng mồi và cái lưỡi câu trong mồm chạy mải miết tưởng là đã thoát

nhưng đến khi nó đau và mệt nhoài thì chỉ việc thu cước lại là nó ngoan như một con cá bé

lại búng phát lên bờ

 

Lá mau mắn liên kết chuyện đau lòng của tôi gần đây với chuyện Cá mú của anh ta …

 

nhưng cậu khác con cá vì cậu là con người, lại là bạn tớ – một người câu giỏi nên việc của cậu là chỉ việc đưa tay tháo cái lưỡi câu ra và lại làm một con cá tung tăng trong hồ nước cuộc sống của cậu

đừng vẫy vùng, đừng cố ôm sự tổn thương mà lao đi cho đến khi mệt nhoài

để rồi bất lực để người ta kéo lên bờ như con cá nhé

mọi thứ dễ hiểu thôi mà hihi

cậu cứ đi loanh quanh trong khu rừng cảm xúc của mình mà chẳng bao giờ có một cái la bàn nào chỉ được hướng của đúng sai bên cạnh thì chỉ có kiệt sức thôi

ok rồi nhé, hít một hơi thật sâu rồi thở ra nhẹ nhẹ, ngủ dậy và bắt đầu mọi thứ như một con cá thôi

tất nhiên khi ăn cậu sẽ lại thấy hơi đau đau do vết lưỡi câu chưa lành

nhưng sẽ nhanh thôi

cậu có biết những con cá khôn ngoan thoát khỏi lưỡi câu thế nào không

khi đã chạy đủ xa, khi người câu đang chắc mẩm con cá vẫn đang dần kiệt sức để đợi lôi nó lên, nó lao ngay vào một bụi gai góc, cọc ngầm dưới nước quấn mấy vòng

khi nó quấn vào như thế cước sẽ lỏng ra

lưỡi câu rất dễ để bị tuột ra/chứ sợi dây lúc nào cũng đủ căng thì không thể nào tuột được lưỡi

 

đen cho con cá đến mức lưỡi đóng quá sâu mà không thể tuột ngay cả khi nó quấn quanh cái cọc

thì khi người câu gắng sức kéo con cá giờ đã là cái cọc về thì cố bao nhiêu cũng chỉ đến đứt cước thôi

kết quả cuối cùng là con cá đều thoát được người câu

đen lắm thì nó vẫn phải mang cái lưỡi câu đứt bên người, nhưng những con đấy khôn lắm, chẳng mấy khi câu lại được

 

tớ từng bắt được con cá còn dính cả cái lưỡi câu nhưng nó vẫn khỏe re

cái gì cũng có giá của nó

nó khôn ngoan hơn, mạnh hơn

tớ nghĩ cái lưỡi câu dần dần chẳng còn làm đau được nó nữa đâu

không thì cậu cứ nghĩ đơn giản hơn, như chuyện những hòn sỏi vỡ của tớ ý

 

ừ, có những con cá khác không tìm được chỗ nào quấn sợi cước, nó vẫn giả vờ để người câu kéo vào nhưng ngay khi giơ vợt ra nó cố hết sức lao ra

và bọn này thoát cũng nhiều

 

Lá là người ủng hộ tôi trong nhiều quyết định rồ dại. Lá cũng là người mắng nhiếc hoặc giả lơ khiến tôi lo cuống lên nếu tôi cố tình làm tổn thương mình. Tôi đã nói một lời với anh ấy “may mắn mà tớ có cậu”. Tôi sẽ kể từng câu chuyện, mỗi một người quan trọng trong đời tôi. Đầu tiên là Phạm và Lá.

(Ciin, 14/11/2013)

Ciin – My Tatoo

Bình luận về bài viết này

my tatoo

my tatoo

 

Hình xăm mới

Đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Mình đã luôn nghĩ tới hình xăm nhưng không biết đặt nó ở đâu và xăm cái gì. Nó cần phải là một hình xăm có ý nghĩa như Nami (One-Piece) và mình không ngại nếu phải xăm một hình lớn như vậy. Ciin chính là duyên nghiệp của mình. Ciin lặp đi lặp lại trong đầu óc mình ngày này qua ngày khác. Âm thanh và ý nghĩa đích thực của Ciin thúc giục mình tới nỗi mình quyết định gắn “cô-nàng” vào da thịt mình mãi mãi.

Xăm không hề có chút thuốc giảm đau hay gây tê nào cả. Bạn được vệ sinh vị trí xăm bằng dung dịch nước muối sinh lý và in mẫu, dùng những hóa chất chuyên dụng sau đó thì mũi kim sẽ cắt lên da thịt bạn như lưỡi cưa siêu nhỏ mang theo mực xăm xanh đen. Xăm không quá sâu nên dường như không gây đau, đau tùy vào vị trí cơ thể nhạy cảm hay không, ở ngón tay thì hơi có chút đau đớn nhẹ. Nó là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Mình đã lắng nghe cơn đau, sự cắt xẻ tinh tế, sự in màu và mình cố gắng ngắm nghía quá trình đó trong lúc người bạn đồng hành quý giá Pen đang kể những câu chuyện rùng rợn liên quan đến tai nạn lao động đứt ngón tay và hai chàng thợ xăm đẹp trai, lãng tử đang nói về máu chảy lênh láng, bệnh viện và sự hành xác. Mình quá căng thẳng tới nỗi bị tụt huyết áp. Một sự nhục nhã không hề nhẹ ^^. Mình buộc phải nằm im một lúc và quá trình xăm dừng lại 10p. Mình rất bực bản thân “trời, tưởng nguy hiểm lắm” “hóa ra mình vô cùng yếu đuối” những âm thanh giễu cợt bản thân vang lên trong tâm trí và Mình chỉ muốn lập tức tỉnh thức để tiếp tục quá trình. Mình muốn cảm giác đau đớn nhẹ nhàng và kích động đó. Mình hiểu cơn nghiện của những người thèm xăm.

Ciin được xăm rất nhanh và đẹp. Mình hài lòng vô cùng và phấn khích nữa. Nó ở trên ngón tay trỏ bàn tay trái của mình, hơi rát và đỏ nhưng rất kiêu hãnh. Nó ở ngay nụ hôn của mình. Mình đã chiếm hữu Ciin mãi mãi. Mình tự hào về hình xăm.

Chiều, nàng Nhím gửi những mẫu nhãn sang cho mình, Nàng đã vẽ xong. Lòng mình rất vui vẻ và tình yêu, nhiệt huyết tràn căng. Mình tiếc 1 ngày ngắn quá, mình không đủ thời gian để cháy và làm tất cả những việc mình muốn. Mình làm việc và gần như không ngủ. Con đường còn xa và mịt mù nhưng mình không ngại, mình sẽ chạm đến ước mơ và đồng hành với mình có Chồng, Con, Gia đình, Chíp, và biết bao người bạn đang từng ngày vui vẻ chấp nhận con người nổi loạn, quái đản và mềm yếu của mình.

Cảm ơn tất cả các Tình yêu !

Lý giải Ciin:

Ciin là tên gọi thân thương mà người vô cùng quan trọng và yêu kính đã gọi mình. Anh đã gọi mình tha thiết và dịu dàng. Anh nói “Ciin như âm thanh vừa gọn vừa mềm mại và cũng nổi loạn của con người trong em“. Tất nhiên, anh đã viết về Ciin rất dài. Anh luôn bắt đầu hàng chục bức thư viết cho mình trước khi qua đời bằng “Ciin YÊU DẤU !” Mình đọc mọi thứ anh viết với sự thương xót và trân quý. Anh đã để lại cho mình từ điển cuộc sống dành riêng cho Cô-nàng-nổi-loạn Ciin trước khi rời xa cô ấy với tất cả những dặn dò cần thiết thông qua những bài thơ, bài văn hay các mẩu thư tình ngọt ngào, tha thiết.  Ngay lúc này Mình cũng nhớ đến anh với sự tiếc thương những điều sau cuối. Yên nghỉ và hãy luôn tin rằng Ciin đã hồi sinh trong em để bắt đầu đi đến giấc mơ L nhé.

(Hằng Ciin)

 

CNS tháng 11 – HÃY CHĂM SÓC MẸ

Bình luận về bài viết này

CNS tháng 11 – HÃY CHĂM SÓC MẸ

Hằng cao thủ – Mser

 

Hãy chăm sóc mẹ

Hãy chăm sóc mẹ

Tiểu thuyết “Hãy chăm sóc mẹ”  buồn, đẹp và day dứt. “Hãy chăm sóc mẹ” là lời  nhắn gửi yêu thương từ dòng tâm sự của những người con trong hành trình đi tìm người mẹ bị lạc tại bến xe điện ngầm. Sau những day dứt rất dai dẳng họ nhận ra họ nhận từ mẹ rất nhiều nhưng cái họ cho mẹ là điều vô cùng ít ỏi. Đứa con bật khóc và thấy mình lạc lõng cô đơn khi cô không bao giờ còn trông thấy mẹ mình được nữa. Cuộc kiếm tìm ấy không đơn giản là cuộc kiếm tìm của một bóng hình hiện hữu đó là cuộc ngược dòng của tình yêu thương gia đình đã mai một dần khi người ta trưởng thành.

Tháng 11 mình đọc khá nhiều sách, chủ yếu là tiểu thuyết tình cảm. Trong những cuốn sách đã đọc mình chọn viết về “Hãy chăm sóc mẹ” thay vì một tiểu thuyết đồng tính nữ cũng khá hay “Người tình Sputnik”. Được biết bởi một văn sĩ người Hàn Quốc và đậm chất Hàn “Hãy chăm sóc mẹ” thực sự giống như là một cuốn phim nhỏ mà khá nhiều người từng xem trên TV, điện ảnh và văn học Hàn khai thác chủ để gia đình rất tinh tế. Đó là diễn biến hoàn cảnh và nội tâm của một gia đình đông con, mọi người bận đi làm ăn xa để Bố mẹ ở quê nhà và khi họ dần trưởng thành sợi dây liên kết tình cảm của họ với bố mẹ như khi còn thơ bé không được sâu sắc nữa. Những bận rộn, bon chen của cuộc sống, những ích kỉ, quan điểm cá nhân và suy nghĩ cắn sâu vào đầu óc những đứa con về “cha mẹ lạc hậu” “cách nghĩ chung chung của người quê” “cha mẹ thì hiểu gì về giới trẻ chứ” “đừng có nhìn chúng con như thế, chúng con đã lớn rồi” khiến cho họ có những phản ứng tất yếu nhưng gay gắt với cha mẹ mình. Mở đầu hành trình của truyện là sự mất tích của bà mẹ ở bến xe điện ngầm. Họ đi tìm mẹ. Họ tìm mọi cách để kiếm tìm và trong hành trình dài đó những kí ức tuổi thơ dần được tái hiện. Đó là những khoảnh khắc yêu thương tự nhiên, hình ảnh những ông bố, bà mẹ bảo vệ và nuôi dạy con cái mình với tình yêu vô điều kiện.

Qua dòng kể cảnh trí của xứ Kim Chi hiện lên đẹp lung linh, được mô tả sắc nét và thực như thể mình được ngồi ngay trung tâm cuốn truyện và nhìn các nhân vật hành động. Cá nhân mình vô cùng khâm phục kiểu cách dùng từ và hình ảnh trong cuốn sách, nó đẹp đến lạ lùng và truyền tải hình ảnh đất nước và văn hóa Hàn Quốc một cách vô cùng chân thực nhưng cũng rất tinh tế. Chỉ cần qua “Hãy chăm sóc mẹ” bạn đã đi du lịch được rất nhiều vùng miền qua đôi mắt đẹp của người kể. Cái cách mà người dân Hàn nhìn chứ không đơn thuần của cái nhìn lướt qua của dân du lịch.

Nhưng nội dung thực sự quan trọng đó là thông điệp về tình yêu thương mà những đứa con bé bỏng khi lớn lên đã quên mất cách yêu và trân trọng cha mẹ của mình. Cha mẹ không đơn giản như những gì mình nhìn thấy, mỗi một khoảnh khắc cha mẹ lại già hơn và xuất hiện những cảm xúc trái chiều. Đến nỗi tác giả nhận ra rằng mẹ mình thật khác. Bà luôn cố gồng mình lên và hy sinh cho con nhưng khi chúng rời đi bà quay lại với thực tại con người yếu đuối, cần che chở và yêu thương của mình để rơi vào cô đơn và hoài cảm. Thông điệp ấy rõ ràng và nổi bật tới nỗi chúng ta sẽ bật khóc khi nhận ra mình đã sống quá vô tâm và thiếu trách nhiệm với mẹ. Cô ấy đã mất người mẹ của mình và nhắn chúng ta rằng “Hãy chăm sóc mẹ”. Cuốn sách tỉ mỉ và chi tiết, nó cần thiết cho những người con lâu rồi đã vô tình quên nghĩ về sự cách lìa của thời gian và khoảng cách tất yếu xảy ra với cha mẹ mình.

Hãy chăm sóc mẹ !

(11,2013)

CNS: NHƯ MỘT CƠN GIÓ LẠ (T/g: MẪN)

Bình luận về bài viết này

Lê Ngọc Mẫn

Lê Ngọc Mẫn

“Như một cơn gió lạ” là tiểu thuyết tình cảm còn dang dở của một Nhà văn trẻ Việt mà khi đọc xong cho mình cảm giác Choáng ngợp. Tác giả Mẫn trải nghiệm 2 năm để viết lên tác phẩm của mình. Mẫn cá tính, ngông cuồng và thể hiện ngang ngạnh, cách ăn nói táo tợn và đôi khi chửi thề. Nhưng Mẫn xinh xắn, tròn như cái bánh dẻo mùa trung thu, ngọt ngào và lễ phép với những người Mẫn yêu mến, nàng cũng hóm hỉnh, tinh nghịch và lãng mạn. Hơn cả Mẫn có một trái tim đẹp đẽ và rộng rãi. Vì vậy khi hòa vào “Như một cơn gió lạ” nàng đã hóa thân vào Thiên Nguyên – nhân vật chính để giảm bớt hỏa tính của của bản thể ngoài đời. Mình yêu Mẫn, yêu “Như một cơn gió lạ” và yêu Vi Thảo Nguyên (Thiên Nguyên)

  1. Lý do mình quen Mẫn.

Phạm một người bạn, một nhà văn mình yêu quý vô cùng giới thiệu fb của Mẫn. Cũng là người chảnh chọt nên ban đầu mình không mấy để ý đến Mẫn. Thậm chí không thích những phát ngôn hay nhưng hơi ngầu của cô bé. Giai đoạn này mình đang vẽ mọi người bạn trong fb (sau này thì chỉ vẽ ai mình yêu quý mà thôi). Mẫn xinh xắn nên mình vẽ, thế nhưng cô nàng không 1 hồi âm. Vậy là mình quên luôn Mẫn. Cho đến gần đây con nhỏ Na làm mình cười ngất với những stt già dặn và phớt đời của nó thì mình bỗng thấy 2 bé này giống nhau. Mẫn làm một fan page, mình là người like thứ mấy chục gì đó và trong cơn ốm mình đọc. Mình thề là từ rày ốm mình ôm gối ngủ chứ không ngu gì đọc truyện Mẫn viết. Lời lẽ nhẹ nhàng (đúng như con gió), giọng điệu du dương, cảnh đẹp mềm mại mà chỉ đọng lại được cảm giác kinh khủng, cứ như những cơn mơ của nhân vật Nhật nhảy xổ vào đầu mình và nằm lì ra đó không chịu bốc hơi. Những ánh mắt của chó, mèo, gà tím ầng ậc nước đọng lại trong trí mình để dìm mình vào giấc ngủ tệ hại.

P/s: Sau này Na về Việt Nam phải túm 2 đứa lại để gặp nhau chúng nó mà chém nhau thì mình ngồi mà ngư ông đắc lợi

2.    Câu chuyện Như một cơn gió lạ

Đọc xong rồi thì Mẫn mới cho người ta biết truyện của cô không phải sản phẩm của trí tưởng tượng. Mẫu nhân vật đó là có thật. Thiên Nguyên chính là Vi Thảo Nguyên của yeudongvat.gov mà mình đã từng like. Vy Đoan là có thật, những em chó, em mèo, em gà tím trong truyện là có thật. Mẫn chỉ dùng trí thông minh, sự tưởng tượng để xây dựng lên một truyện tình yêu của buổi đầu rung động nhẹ như cơn gió, ngọt như giọt mưa xuân giữa Nhật và Nguyên để nói đến một tình yêu mà biết bao người đã vứt bỏ và tàn nhẫn chà đạp lên đó là tình yêu dành cho vật nuôi. Thông điệp mà mình nhận được từ Mẫn (một thành viên của trạm cứu hộ động vật) là “con vật nào cũng có quyền được sống, được yêu thương, được công nhận” và “vì bọn chúng có linh hồn, có nỗi đau, có sự vui sướng, hạnh phúc, được là bố mẹ, bọn chúng không thể tự vệ nên chúng ta cần bao bọc chúng, yêu thương chúng nhất là những đứa đã trải qua những khủng hoảng trầm trọng của cuộc đời”. Cái đứa mình rơi nước mắt nhiều nhất là con lucky nó đã không đầu hàng số phận như con mèo con bị chết của mèo mẹ Bum. Lucky sống lang thanh đã bị đánh đập tàn nhẫn, bị ốm, bị mù hai mắt, bị đập dập cả đầu để làm thịt. Nhưng nó vẫn chiến đấu đến cùng của sự sống. Thế mà có những con người hẳn hoi lại nhảy cầu vì một cô tình nhân nói lời chia tay hay trượt đại học hoặc một tỷ thứ vớ vẩn khác.

Ngày mình bé mình đã từng mơ mộng trở thành nông dân để được trồng cây, nuôi gà. Tất nhiên những giấc mơ đều đẹp long lanh. Mình nuôi con gì cũng chóng lớn và ngoan hiền. Vào những năm cấp 2 thì chó mèo thành đặc sản, mẹ cũng hồ hởi nuôi dăm con chó bán lấy tiền tiêu. Nhưng những bé ấy không đơn giản là những con vật nuôi, nó đã thành người bạn mà mình dám hôm chụt chụt vào cái mõm bẩn òm đấy, cùng ngủ và vui đùa. Ngày mẹ bán lứa chó bọn chúng khóc ra nước mắt, hoảng hốt lo sợ, đến khi vào lồng rồi thì nhìn mình như oán trách “à, thế mà bảo yêu quý người ta giờ lại nỡ bán người ta đi cho người khác làm thịt” mẹ không cầm được nước mắt, bọn mình vừa gào khóc vừa kéo xe chó, lũ chó cũng rít lên inh ỏi. Mẹ đòi lại không bán nữa nhưng người mua không cho đòi, vừa mới thả vào lồng cầm tiền xong mà bắt chuộc gấp đôi, hai bên cãi nhau ầm ĩ. Thế là vì không có tiền đòi chó nên Lu đã bị người ta mang đi. Sự ám ảnh còn đọng mãi. Kể từ khi con Bông chết trở đi nhà mình không bao giờ nuôi chó nữa vì mẹ không chịu đựng được ánh mắt đầy nước của nó thêm một lần nào nữa.

Sau này khi mình có thể nhất định sẽ là một trạm cứu hộ.

P/s: Con mèo con bịt chết – “Con là Heo May, sinh ngày 25/09, mất ngày 25/09. Điều đáng tiếc duy nhất trong cuộc đời con, là con không thể gắng sức để một lần được nhìn thấy mặt trời…”

Vi Thảo Nguyên

Vi Thảo Nguyên
http://yeudongvat.org/

3.    Hãy đọc, hãy nhìn để yêu và giận

Đơn giản là mình muốn nhiều người đọc truyện này. Đọc để cảm thấy một nỗi niềm nặng trĩu của Mẫn, của Nguyên. Nó không phải là việc yêu thích bốc đồng khi có bạn like cả ngàn trang fb mà chẳng bao giờ ngó tới, quên bẵng đi, sống vô định và đôi khi dấy lên như ngọn gió chướng. Nó là một niềm đau khổ thực sự của trái tim yêu động vật, chấp nhận chúng như một loài có đủ quyền sống cơ bản sinh tồn bên cạnh con người. Tình yêu thực sự ngấm vào máu khác với việc bạn nhìn một con cún xinh. Nếu giống chó lông trắng dài, mượt mà, xinh đẹp, sạch sẽ thì ai mà chẳng thích, ai chẳng muốn ôm một con và trả hàng triệu đồng để sở hữu. Nhưng kỳ lạ là đúng con người đó vào tiệm ăn thịt chó về đến nhà lại ngả vào cún cưng để vuốt ve, cưng nựng. Rồi một ngày em cún giả sử bị ốm, bị già và xấu xí đi thì lại sẵn sàng đá bỏ khỏi cửa không thương tiếc. Đó không phải tình yêu. Đó là sự chiếm hữu và sĩ diện đến kinh người. Mình đọc đâu đó là “yêu là chấp nhận không điều kiện, nếu ai đó yêu một người thì sẽ yêu đến khi răng rụng, các khớp lung lay và rời ra” đó mới là tình yêu thực sự. Hẳn vậy rồi !

Tóm lại là, P/s là: Câu chuyện này nói về chó mèo (hoàn toàn phần 1) – nó đã lấy nước mắt và củng cố đức tin cho tôi – Con nhỏ Mẫn đáng ghét, giết người không dao khi nhằm lúc tôi ốm mà hành tỏi – Thích cái bạn Nguyên vì bạn ấy có thật, xinh đẹp, nóng nảy và cương nghị – Nguyên là hoa mõm sói – ối dời ơi mệt quá là mệt ….

yeudongvat

****

Thiên Nguyên – Vi Thảo Nguyên Ad Yêu động vật Club

Lê Ngọc Mẫn (Huyền Trang – Tác giả trẻ Ad mạng xã hội văn học, Những truyện ngắn hay)

Phạm: *của tôi

Na: Ngọc Anh bé bỏng đang bận học Chính trị Mỹ tại xử sở Obama

HÃY BIẾT LẮNG NGHE

Bình luận về bài viết này

Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ !

 

yêu là chấp nhận vô điều kiện

yêu là chấp nhận vô điều kiện

Tôi thường chăm chú đọc chat, lắng nghe người yêu cầu tư vấn nói rồi chốt vấn đề lại và đưa ra quan điểm, cách thức xử lý vấn đề. Rất nhiều người thường hỏi thêm “muốn làm nhanh có được không?” dĩ nhiên là luôn có cách. Khi cái sự rũ bỏ thúc giục con người ta tìm mọi cách để cắt đứt sợi dây hôn nhân như rũ thứ xú uế bám trên áo họ. Tôi dần quen với những tâm sự kiểu đó, không quy kết tội trạng cho người vợ hay người chồng và cũng quên cả việc đau xót với những cái bóng nhỏ bé bơ vơ sau một cuộc hôn nhân tan vỡ. Đa phần các cô tâm sự với tôi và tôi lắng nghe chỉ để đưa ra vài lời chung chung

“cố lên em”

“mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi mà”

“em nên nghĩ đến con mình mà vững vàng”

Trong cái địa vị này có lẽ những lời tôi nói hoàn toàn hợp lý. Đám bạn tôi có đứa cũng vướng vào việc ly hôn, vì không thân lắm nên những câu chuyện tôi đều hầu như chốt những câu tương tự. Và tôi cảm thấy hài lòng với sự chia sẻ của mình. Tôi nghe và chia sẻ với cảm giác bị chai lỳ và vô cảm. Tôi đã quen với những vụ ly hôn và không còn mấy bận tâm đến cảm giác của họ nữa.

Có lần cô gái đó gọi cho tôi để hỏi tôi rằng cô có tiền riêng để mua một thửa đất. Cô không muốn chồng cô dính vào và muốn những thứ hằm bà lằm cô kể ra phải về tên cô, tài sản riêng của cô. Cô đưa ra một lượt thì tôi thấy là anh chồng có ly hôn hẳn sẽ trắng tay. Cô nhờ tôi chỉ cách bao vây số tài sản đó vì nếu chồng cô ly hôn thì sẽ không có gì mang đi cả “không tin được chị ạ, nên ông ấy ly hôn em sẽ ra đi tay trắng” – lúc này cô và chồng vẫn yêu thương và sống bên nhau. Tôi nghĩ rằng cô gái ấy khôn ngoan và cẩn trọng dù rằng cô ấy khiến tôi hơi gai lạnh. Một lần khác có một bạn hỏi tôi chồng bạn ấy vay tiền để kinh doanh. Thế chấp bằng ngôi nhà mang tên mẹ chồng nhưng hồ sơ vay vốn muốn bạn ấy cùng ký mượn. Bạn ấy rất băn khoăn nếu ly hôn thì bạn ấy có phải chịu nợ không. Dĩ nhiên là bạn phải chịu nợ rồi. Bạn có quyền từ chối ký mượn nợ cùng chồng. Ít lâu sau thì bạn ấy ly hôn thật. Bạn ấy lại nhờ tôi tư vấn nhưng mếu máo “chị ạ, em ký hồ sơ vay nợ rồi, giờ là nợ chung chị nhỉ? Vì em … bị ép phải ký, chẳng chối được”. Tất cả tôi ậm ừ nghe và gỡ trong khả năng của mình. Tôi không có cái hiểu bằng cảm tình với người nghe, hoàn toàn là lý tính và đánh giá sự việc.

Đến hôm trước cô gái ấy nhờ tôi tư vấn cuộc hôn nhân đổ bể với chồng mình. Họ có tài sản chung, riêng, có nợ chung, có con chung ….  Vụ việc của cô ấy rối rắm. Chồng cô ấy cũng đã bỏ đi xa. Thủ tục để ly hôn xem chừng khá nan giải. Tôi gỡ từng đường chỉ của cô ấy. Rồi sự việc khá bất ngờ khi cô ấy gửi cho tôi một link tâm sự mà cô ấy viết từng ngày. Cô ấy viết trên diễn đàn và thu hút rất nhiều người quan tâm. Từng ngày, từng nỗi đau khổ, dày vò, uất hận, xót thương của cô ấy hiện ra trên từng pages. Cô ấy nói tôi đọc nếu muốn. Tôi hứa rằng tôi sẽ đọc và tôi luôn cố gắng giữ lời hứa của mình. Tôi đi theo cảm xúc của cô, nó còn mới và hiện lên rõ ràng. Cô ấy trích cả những câu thoại nhưng điều đặc biệt là cô ấy viết rất thực tế. Cô ấy hoàn toàn không bôi xấu chồng mình và nói quá sự thật. Vì thế tôi nhìn được cả anh. Họ đều mang bi kịch tình yêu và cả hai cùng giữ lòng tự trọng để rồi không thể nào tha thứ cho nhau được. Anh ấy cầu xin cô mở lối còn cô cương quyết quay đầu. Tôi cứ đọc. Lần lại một vài tư vấn gần đây của mình nữa. Nguyên tắc của tôi rõ ràng, tôi chỉ tư vấn chứ không bao giờ giúp thủ tục, giúp người ta bỏ nhau. Vả lại tôi cũng không phải người làm tranh tụng việc này ngoài khả năng và mong muốn của mình.  Giống như khi bạn sống trên sông nước, quá quen với điều kiện đó bạn lên bờ sẽ cảm thấy chếnh choáng. Tôi đôi khi đã rất được tin tưởng để nghe cuộc đời không bình lặng của nhiều gia đình nhưng gần đây công việc cứ cuốn tôi đi đến mức tôi lãng quên quyền lắng nghe. Nếu nói ra một lời mà trái lòng mình hoặc chỉ để quăng vào sọt rác thì nói ra làm gì nhỉ? Người đã có tâm chia sẻ tâm sự của mình sang ta thì dù chẳng có thể khiến họ quên đi mà vui vẻ cũng nên khiến nó bớt nặng nề hơn. Những lời nói không thể thành sức nặng với một người cần nghe thì thật là vô giá trị và đạo đức giả. Bản năng nghe của nhiều người (có cả tôi) đang dần bị thui chột, dần bị xóa nhòa. Sau cái nghe ấy cũng cần phải hiểu nữa. Cứ xem như họ đang cần mình lắm, giữ tập trung và lắng nghe họ bằng cả tâm hồn mình. Biết đâu đấy mình lại làm được điều tốt đẹp hơn cho họ thì sao?

Cũng có thể vài người tâm sự như một lý do của cuộc tư vấn. Cũng có người không quan trọng tôi có nghe họ hay không mà họ chỉ cần được dốc lòng. Cũng có thể ai đó chỉ bận tâm đến cách thức xử lý vấn đề. Có người sẽ không bao giờ trở thành một mối quan hệ của tôi. Nhưng tôi nghĩ dù họ có quan điểm sống thế nào, cách thể hiện, mục đích và mong muốn ra sao họ vẫn đáng để được lắng nghe. Nghề tư vấn ½ là lắng nghe chăm chú và thấu hiểu. Dù họ nói gì họ cũng đáng được nghe. Một người làm tư vấn giỏi phải là người biết lắng nghe và trân trọng thông tin của khách hàng. Nếu có thể hãy đưa tay ra nắm giữ những giá trị đó. Bạn rõ ràng không dễ để được người khác dốc lòng mình.

“cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ?”

Đừng để:

sống một cuộc đời hững hờ

nói những lời vô nghĩa

tỏ ra đạo đức giả

phủ nhận những việc mình đã làm

từ chối nhận yêu thương

Được sinh ra không phải để trở thành như thế !

 

(Mùa thu, 2013)

CON GÁI NUÔI

Bình luận về bài viết này

“Tôi sẽ không bao giờ nghênh ngang giành đường trên phố”

 

nó mới chính là người đã đến và đánh thức lòng yêu thương trắc ẩn đã dần lụi tàn trong con người tôi của những ngày đã qua ...

nó mới chính là người đã đến và đánh thức lòng yêu thương trắc ẩn đã dần lụi tàn trong con người tôi của những ngày đã qua …

 

Mai Trang là con gái nuôi của tôi. Con bé năm nay đã gần 9 tuổi. Nó đến trong cuộc đời của tôi tình cờ và ly kỳ như một câu chuyện. Mặc dù con bé và mẹ đẻ của nó luôn tâm niệm trong lòng về cái gọi là “ơn cứu mạng” của tôi nhưng thực ra nó mới chính là người đã đến và đánh thức lòng yêu thương trắc ẩn đã dần lụi tàn trong con người tôi của những ngày đã qua.

 

Năm đầu tiên tôi thi rớt đại học tôi chỉ đỗ Cao đẳng sư phạm nhưng cả nhà đã mừng lắm. Họ hàng khuyên tôi đừng trèo cao nên đi học Cao đẳng ngay đi. Một tấm tranh mở ra trước mắt tôi với mảng màu vàng nhạt nhòa: đi học, ra trường trở thành cô giáo vùng cao, lo chạy chọt về dần thành phố (cần thì bố mẹ cắm nhà cho vay), lấy thằng chồng tử tế, hết chuyện. Tôi ậm ừ và cho qua. Đời tôi chỉ thế thôi sao? Thế thì đơn giản quá. Tôi đi thi thêm trường Trung cấp Nhạc họa thì bị trượt luôn. Vậy là vải vóc, phấn màu, giấy vẽ, bút lông, hằm bà lằm tống vào thùng các tông vứt lên gác xép chuột gặm. Tôi quyết định sống cuộc đời trên gác xép bất cần và im lặng. Tôi đã bị bọn bạn bè chó chết phản bội và đá khỏi nhóm vì dám chống lại chúng nó. Tổ sư, tôi từng vì chúng nó mà oánh nhau với những đứa vốn rất kính trọng và yêu quý mình. Vậy mà chỉ vì mấy chuyện tào lao đã bị cho ra rìa. Cái tin tôi thất học nằm nhà lan nhanh trong phố phường và có khi cả thành phố. Nếu ai từng trượt đại học chắc ngấm được tình cảnh này của tôi.

 

Nhà Mai Trang thuê lại căn hộ ba tầng của người chủ cũ làm cửa hàng bán đồ điện dân dụng ngay trước con hẻm nhỏ nhà tôi. Tôi không mấy bận tâm đến họ, dù gì cũng là những người ở thuê nay ở mai đi thực sự khó kết nối. Thi thoảng mấy bà buôn chuyện để lọt vào tai tôi chuyện nhà chị Mai xinh gái hay bị chồng bạo hành, đẻ đứa con khuyết tật. Thi thoảng những tiếng bát đũa, đồ đạc đổ vỡ loảng xoảng, tiếng chó kêu oăng oẳng, tiếng chửi bới chì chiết lọt sang nhà tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe tiếng trẻ khóc. Tôi không quan tâm đến họ một chút nào.

 

Một ngày mùa hè (tôi không nhớ rõ lắm, tôi chỉ nhớ là tôi mặc áo mỏng và đang gom rác) những tiếng kêu thét thất thanh, tiếng người ồn ĩ ngoài cổng khiến tôi chú ý. Hình như không phải chuyện đánh nhau thường ngày của anh chị nhà bên. Người mẹ đang khóc và bà Thuận hàng xóm đang chửi chị Mai xa xả “im, đã biết thế nào đâu mà mày khóc. Dở lắm. Im ngay”. Lột cái găng tay cao su tôi vội vàng lao lên đường. Nhà Mai Trang đã đông người đến hóng hớt, mọi người vừa chửi nhau vừa la hét. Tôi chẳng ý tứ phóng hẳn lên phòng trên. Con mẹ đang tắm cho con trong cái thau nước to thì có người đến mua hàng vậy là dặn con ngồi yên để xuống tầng bán hàng. Nhưng đứa con sinh ra đôi chân tật nguyền đã không thể tự giữ cơ thể nó đứng vững. Mai Trang bị ngã vục mặt xuống nước, nó vừa bé nhỏ đôi tay yếu ớt, đôi chân không có sức kháng cự đã bị đuối nước chính trong chiếc chậu tắm đó. Hầu hết mọi người không biết cách sơ cứu đuối nước. Tôi may mắn đã qua kỳ huấn luyện quân sự và biết sơ sơ nên chủ động tiến hành sơ cứu. Trong lúc đó người khác kêu xe của bệnh viện và có người chủ động đi tìm xe. Tôi và chú Hà đưa con vào bệnh viện vì không thể chờ xe cấp cứu. Chú Hà lái xe như điên. Tôi ôm đứa bé trong lòng thầm thì nói chuyện cùng nó “Cố lên, con cố lên, một lát nữa, tí thôi bác sĩ sẽ giúp đỡ con. Con phải ổn. Phải vượt qua đấy” Lúc đó cảm xúc của tôi và cả chú Hà rất tệ. Tôi không cảm nhận được gì ngoài nỗi sợ hãi bị giam chặt trong trái tim mình sắp bung ra. Chúng tôi đều phải giữ bình tĩnh và chú tâm hoàn toàn vào việc cứu Mai Trang. Chú Hà hay chửi tục, một câu thì văng đủ thứ. Chiếc xe dân sự chạy trên đường phố mà tí chút lại khựng lại vì một nhóm người dàn hàng trên đường, vì một sự vượt xe hay qua đường vô ý thức. Một đám học sinh cấp ba áo trắng biển trường Lương Ngọc Quyến ngay trước mũi xe chúng tôi không có ý định nhường đường dù chú Hà bấm còi inh ỏi. Phải đến khi chú Hà thò cái đầu cua và gương mặt gấu biển ra quát “ĐM chúng mày, có dẹp vào không ông mày đâm chết cụ cả lũ chúng mày bây giờ” thì bọn chúng mới hốt hoảng nhường đường. Đó là đoạn đường dài nhất, ức chế nhất mà tôi đã phải chịu đựng. Chúng tôi vào viện được vài phút thì đội quân gia đình và hàng phố đã đến. Nước tràn vào phổi con rất nhiều, Bác sĩ nói rằng qua hết đêm mới biết chính xác. Nhưng có lẽ là khả quan. Vẫn còn kịp.

Đứa bé đã rời khỏi đôi tay gầy yếu xanh xao của tôi mà vẫn còn để lại sức nặng. Tôi đã bế con từ xe vào phòng cấp cứu, chạy như bay, chân không dép, cơ thể bốc mùi nhưng tôi không hề thấy phiền hà hay thấy nặng. Tôi thấy mẹ nó khóc và vì đứa bé bị đuối nước nên người mẹ không được gặp con (ở quê người ta kiêng thế) nên tôi biết người ta sẽ thất vọng và cảm thấy mình vô dụng đến thế nào. Tôi thấy mẹ nó không tin những lời tôi hay người khác nói “Nó ổn rồi. Chị phải cố lên” người ta sẽ không thể tin điều gì khi chưa tự tay mình,tận mắt mình ngắm nhìn con mình bình an. Tôi thấy người chồng mắng nhiếc người vợ vô dụng, không biết đẻ lại còn không biết chăm con … Một bà hàng xóm chặn tôi trước ngõ rủ rỉ “mày ngu thế, người ta kiêng cứu người đuối nước, nó mà chết nó lôi mày đi”. Tôi chỉ cười và im lặng về nhà.

Tôi thấy những điều thiêng liêng dễ dàng bị tước đoạt từ mọi phía: từ sự chủ quan của người mẹ, từ sự vô tâm của mình khi nghênh nganh đi trên đường cố tình không nhường đường cho 1 chiếc xe phóng vội vã, có thể bạn sẽ chửi tài xế ngu như con chó, có thể mình sẽ phiền một tràng còi gay gắt, có thể bạn sẽ lờ đi sinh mạng của người khác khi không ra tay cứu giúp hoặc vì sự kiêng kị mê muội, có thể bạn sẽ khiếp sợ một cái đầu cua, một gương mặt hầm hố mà không hay biết đó có thể là hiện thân của thiên thần, … nhưng tất cả đều ở đó vì nó có lý do. Tôi và chú Hà đều ở ngay đúng chỗ của mình trong một sự việc cần đến chúng tôi. Những trải nghiệm đau đớn này đã thức dậy trong con người tôi rất nhiều. Tôi thấy mình sống quá đáng, vô nghĩa và ngu muội. Tôi giận dữ và trừng phạt mình vì những lỗi lầm của người khác. Tôi không có khát vọng sống và trách nhiệm sống bằng một đứa trẻ con. Tôi lại lôi thùng các tông ra, chuột chưa gặm tranh tôi vẽ, những mẩu phấn còn dùng được. Ngày hôm đó tôi đã mê mải vẽ.

 

Năm nào tôi cũng được con gái đến thăm. Nó không ý thức tôi là mẹ dù mẹ Mai thường hướng nó đến điều đó. Cũng đơn giản vì con bé thông minh, nhạy cảm nhưng chỉ là trẻ con. Nó lúng búng kêu “Mẹ Hằng !” rất đáng yêu. Những ngày còn độc thân tôi cũng ngại khi nghe nó gọi mình như thế, nhưng cảm giác rất kỳ lạ, nó như một trách nhiệm ngọt ngào mà cuộc đời quàng vào vai tôi. Một tràng hoa đẹp đẽ.

Mỗi ngày tôi đi trên đường đều tâm niệm và bớt trách mắng người khác. Có thể một chiếc xe chạy nhanh, một chiếc xe xin vượt, một tràng còi, những chiếc xe cứu thương … tất cả tôi đều sẵn sàng và rộng rãi nhường đường. Tôi sẽ dừng xe và chạy lại giúp đỡ khi có người cần. Vì tôi biết rất rõ họ ở đó, tôi ở đó là bởi vì chúng tôi đang có một mối nhân duyên dù ít dù nhiều. Vì chúng ta cần nhau. Vì chúng ta sẽ  “không bao giờ nghênh ngang giành đường trên phố”

 

(HN, 2013)

Sách “NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT” (t/g: Akehashi Daiji – Bác sĩ tâm lý) [P.2]

2 bình luận

PHẦN II: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ MẸ

  1. Mọi người cùng giúp mẹ.

Mẹ đừng quá ôm đồm nhé. Bên cạnh mẹ còn ông bà, bố, những người thân khác và bạn bè nữa. Hãy để cho mọi người được giúp đỡ mẹ.

Bà là người hỗ trợ rất tuyệt vời

Bà là người hỗ trợ rất tuyệt vời

  1. Mẹ không có ngày nghỉ

Mẹ mình rất bận vì mẹ Việt Nam cực kỳ tài giỏi. Mẹ Việt đi làm à đón con à chăm con à chăm việc nhà à dạy dỗ con

Có mẹ còn không đủ thời gian cho nhu cầu và sở thích riêng mình nữa. Có mẹ phải thức thêm đêm hôm để cày cuốc kiếm thêm tiền phụ kinh tế gia đình

Vì thế Gia đình cần cảm thông, giúp đỡ mẹ trong việc nuôi dạy con

–       Cùng mẹ chăm sóc bé

–       Giúp đỡ công việc nhà và/hoặc chăm sóc con khi mẹ bận việc nhà

–       Không chỉ trích mẹ trong mọi trường hợp vì mẹ đã cố gắng rất nhiều mà

 

  1. Mẹ đi làm hay ở nhà trông con đều tùy thuộc vào quan điểm của người mẹ ấy

Mẹ đi làm hay ở nhà trông con đều đáng quý cả chỉ cần người mẹ ấy vẫn tự tin và thu xếp được thời gian ở bên con. Đừng có quan điểm rằng “Mẹ A được ở nhà chăm con nên thằng bé Bin mới to khỏe, ngoan ngoãn như thế”

 

  1. Bố hỗ trợ mẹ nào

Bố cũng rất áp lực công việc ngoài ra còn phải tăng cường quan hệ xã hội nữa. Rất mệt. Rất mệt. Tuy nhiên, trong gia đình Bố cũng là người mạnh mẽ nhất, có uy lực nhất vì vậy việc hỗ trợ mẹ bố làm ngon ơ. Quá quen thuộc với những công việc hằng ngày của mẹ đôi khi bé có thể không cảm thấy hào hứng khi mẹ muốn bé cùng làm, nhưng nếu bố ra tay chắc hẳn sẽ thu hút các con cùng tham gia đấy.

Bố cùng mẹ nuôi dạy con sẽ tạo ra hình ảnh người đàn ông lý tưởng để hình thành trong suy nghĩ của các con về cách thức ứng xử trước cuộc sống. Các bé trai đặc biệt có xu hướng giống cha, các bố hãy làm gương để các bé cùng noi theo nhé.

Goku còn trông được con nhé

Goku còn trông được con nhé

  1. Con là con của mình và mình chỉ là mình mà thôi – TẠO RANH GIỚI

Đây là công cụ cực kỳ quan trọng của mẹ. Mẹ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi người bên ngoài đánh giá về khả năng nuôi và dạy con. Có khi mũi tên của sự chỉ trích còn đến từ chính những người thân của mẹ nữa. Vì vậy Mẹ hãy luôn tự tin là mình đủ tình yêu thương để nuôi dạy con của mình. Dù bé của mình có hơi “còi” một chút, nhút nhát,chậm đi, chậm nói, chậm mọc răng … hay các bé lớn hơn không chịu chào hỏi người hàng xóm, bắt nạt đứa bạn … thì hãy tin rằng “TRẺ KHÔNG XẤU CHỈ CÓ HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ LÀ XẤU”  (Chị Ái Liên) mà thôi. Hành động xấu có thể thay đổi được mà.

Mẹ cần tạo ra ranh giới với mọi người và “mẹ chỉ là mẹ thôi”. Việc vạch ra ranh giới và bảo vệ ranh giới chính là quý trọng bản thân và đồng thời cũng là tôn trọng người khác. Người khác nói có thể chưa đúng, không ai hiểu bản thân mình bằng mình cảm. Nếu bạn còn hoang mang lo lắng hãy lắng nghe và chắt lọc những ý kiến hợp lý và cuối cùng vẫn là Tự tạo ranh giới

 

Xả hơi nào các bà mẹ, cùng tạo ranh giới để bình yên !

Xả hơi nào các bà mẹ, cùng tạo ranh giới để bình yên !

 

KẾT LUẬN

Đơn giản lắm chỉ là …

 

MẸ CẢM ƠN VÌ CON ĐÃ CHO MẸ CƠ HỘI ĐƯỢC YÊU THƯƠNG CON RẤT NHIỀU VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI ^^

 

Tình yêu của Mẹ

Tình yêu của Mẹ

Thế thôi ạ !

Cảm ơn những người đã đọc và cười cùng mình 😀

(Hết rồi ^^)

Sách “NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT” (t/g: Akehashi Daiji – Bác sĩ tâm lý) [P.1]

Bình luận về bài viết này

Nói chung là bạn không cần phải đọc vì mình sẽ đọc dùm bạn luôn. Vì là cuốn sách khá ngắn gọn với nhiều hình minh họa dễ thương nên mình đọc cũng rất nhanh. Quan trọng nữa là những ông bố, bà mẹ đang sung sướng hạnh phúc ngập tràn vì được chăm sóc và yêu thương con mình hằng ngày sẽ rất quan tâm đấy.

“Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” (t/g: Akehashi Daiji – Bác sĩ tâm lý)

Hay còn chạy thêm một dòng cảm nhận rất hấp dẫn “Bí quyết hạnh phúc khi nuôi dạy trẻ”

Các phương pháp nuôi con trên thế giới đều có ưu điểm riêng nhưng các mẹ Việt đặc biệt thích thú với Nuôi con kiểu Nhật. Từ khâu ăn dặm đến nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Cuốn sách này không nhiều thông tin mà chỉ tiếp cận ở phương diện DẠY trẻ là chính. Nhưng nó là điển hình các lỗi mà mẹ Việt hay mắc phải (mình mắc thường xuyên T__T). Với mình sinh con cũng là quá trình mình bắt đầu lại thời thơ bé, phải đặt mình hoàn toàn vào cảm giác của đứa con yêu dấu để biết được nóng, lạnh,giận hờn, yêu thương, nhung nhớ … của con. Học lại rất nhiều thứ, nhiều trò chơi. Điều không tưởng nhất khi sinh con là mình nhận từ người bạn đời của mình một câu “Đùa chứ ! Cứ có cảm giác con mới là người “sinh” ra mình, nhờ Tom mà cả nhà mình sống lại biết bao trò chơi đã qua. Cảm ơn con !”

Thật tuyệt phải không !

BẮT ĐẦU NHÉ!!

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT

  1. “Đừng lo ngại nếu con bạn có các biểu hiện đáng lo ngại.  Cũng đừng tự trách mình đã không dạy dỗ chúng cẩn thận hay quá nuông chiều”
Gia đình nhà Hành Tây và Củ cải

Gia đình nhà Hành Tây và Củ cải

Chúng mình

Người Nhật

Chúng ta thường chú trọng dạy con ngoan, lễ phép, học hành phải giỏi giang.Khi chúng ta quá kỳ vọng mà con chưa đạt được kỳ vọng vậy là chúng ta tỏ ra chán nản, mắng con hoặc giận giữ Người Nhật quan trọng việc nuôi dưỡng trong lòng trẻ một niềm tin mạnh mẽ vào giá trị tồn tại của bản thân, có thể tự khẳng định và cảm thấy mình quan trọng, đáng để tồn tại trên đời

2.     “Em bé của bạn cần ôm ấp, vỗ về”

  •  Chẳng qua là bé đang gây sự chú ý thôi mà ^^
  •  Nếu nghĩ là con quấy và lờ đi bé sẽ tổn thương và không thèm gây sự chú ý tới bạn nữa, trở nên vô cảm và có cảm nhận là mình chẳng hề đáng yêu và chẳng đáng để mẹ yêu T___T

 

Chúng mình

Người Nhật

Mẹ à ! con cần mẹ

Mẹ à ! con cần mẹ

“Đừng bé bé nhiều, bện hơi sẽ rất quấy đó. Trẻ quấy khóc không được đáp ứng lần sau sẽ không vòi vĩnh nữa” “Không phải đâu con của tôi chỉ đang làm nũng chút thôi mà, có thể là con của tôi đang lo lắng, sợ hãi hoặc buồn chán, tôi phải bế con lên ngay và nựng nịu nếu không lâu dần con sẽ trở lên lãnh cảm đó”
“Ôi trời ơi ! con nhà người ta tình cảm thế mà con mình thì cứ bơ bố mẹ đi. Mình tuyệt vọng quá, mình không bảo được nó”  Cũng có trường hợp vì hoàn cảnh mà bố mẹ không thể dành thời gian và vỗ về con nhiều, đừng nản và trách mình vì sẽ còn nhiều cơ hội mà ^^

3.     “Lắng nghe con” – Hãy luôn lắng nghe khi con nói

  • Ngồi xuống ngang tầm khi nói chuyện cùng con (Chị Ái Liên) P
Hãy chăm chú lắng nghe, khích lệ động viên con nói !

Hãy chăm chú lắng nghe, khích lệ động viên con nói !

  • Thời gian nói của bé dài hơn của mình   P

 

Đừng trở thành người chỉ trích, giáo điều và nói liến thoắng

Đừng trở thành người chỉ trích, giáo điều và nói liến thoắng

 

  • Vừa lắng nghe, vừa gật gù khích lệ và nhắc lại lời con nói  

4.     Tâm lý của trẻ sẽ lặp đi lặp lại quá trình: LÀM NŨNG -> PHẢN KHÁNG -> LÀM NŨNG -> PHẢN KHÁNG – Bố mẹ chỉ cần nắm lấy quy luật này thôi

Hãy để bé làm nũng

Hãy để bé làm nũng

5.     Trẻ làm nũng đúng lúc, đúng mức mới là tự lập

Khi nào bé làm nũng? Tức là khi bé cảm thấy lo lắng, bất an và muốn được tôn trọng thì bé sẽ LÀM NŨNG, bản chất của LÒNG HAM MUỐN lại là CẢM GIÁC YÊN TÂM CẢM GIÁC YÊN TÂM lại chỉ xuất hiện sau khi đã được LÀM NŨNG  đầy đủ và cuối cùng là bé sẽ TỰ LẬP

Vậy đấy !

6.     Để cho trẻ làm nũng triệt để đến 10 tuổi, trẻ sẽ thành con ngoan

Khi nhu cầu được LÀM NŨNG được thỏa mãn các con sẽ tăng lên Sự tự đánh gái bản thân Lòng tin vào người khác

Ước mơ dù điên rồ vẫn là ước mơ ^^

Ước mơ dù điên rồ vẫn là ước mơ ^^

Vậy thì khi bé không được thỏa mãn nhu cầu LÀM NŨNG bé sẽ Dễ bị kích động, hay Cáu giận, thiếu Tự Tin

Tội nghiệp quá, cả hai không hiểu được nhau :(

Tội nghiệp quá, cả hai không hiểu được nhau 😦

Chẳng riêng gì các bé người lớn chúng ta sống cũng cần được YÊU, được LÀM NŨNG, được, CÔNG NHẬN và TÔN TRỌNG

"chà, mình trông trẻ ra bao nhiêu khi mặc vest đấy"

“chà, mình trông trẻ ra bao nhiêu khi mặc vest đấy”

  1. 7.     Nuông chiều và yêu chiều

NUÔNG CHIỀU

YÊU CHIỀU

Can thiệp và sở thích của con quá nhiềuQuá bao bọcChi phối con cái theo sự áp đặt cá nhân

Con muốn gì cũng được nấy, con là nhất

Không đủ mạnh mẽ để “ngó lơ” khi con đòi hỏi quá mức

Thua cuộc trước các đòi hỏi vô lý

 

Tôn trọng SỰ RIÊNG TƯ và MONG MUỐN CÁ NHÂN CỦA TRẺVậy có bạn sẽ bực mình với tôi và bảo rằng “Bé không biết chào người lớn, vi phạm quy định mà tôi đặt ra người ta sẽ đánh giá người cha người mẹ như chúng tôi vậy mà tốt à?”À, thực ra là Bé chưa hiểu được nhiều như người lớn chúng ta (mà người lớn hỗn láo cũng nhiều lắm đấy) nên quy tắc có thể là khái niệm bé chưa hiểu được đâu. Nếu bé quên hoặc không thích chào người khác hãy bình tĩnh và bảo rằng

“Bin ngoan lắm, rồi lần sau Bin lại chào bác thôi mà, Bin sẽ chào là – Con chào Bác ạ – thật to đấy, to như Mẹ vừa chào đấy”

 

 

 8.     Không phải bé nào cũng mắng được nhé ^^

MẮNG

KHÔNG ĐƯỢC MẮNG

Tinh thần ổn định

Cởi mở chan hòa

Nhạy cảm

Bướng bỉnh, ương ngạnh

 

Hành Tây không nên mắng Củ cải mắng một chút cũng được

Hành Tây không nên mắng
Củ cải mắng một chút cũng được

9.     Mắng bé cũng phải có phương pháp ^^

  • Đừng dùng câu phủ nhận nhân cách của con
  • Cần nói sao để con biết con sai vì điều gì?
  • Dạy bảo con từ nay nên như thế nào để không bị mắng nữa
  • Công thức mắng trẻ “Bánh kẹp”

 

Bánh kẹp

Bánh kẹp

10.  Dạy dỗ phép tắc cho trẻ

 Điều rất thú vị là theo thống kê trẻ ngỗ ngược, gây tội do Không-được-dạy-dỗ hiện nay ít hơn hẳn số lượng trẻ phạm tội đã Được-dạy-dỗ-nghiêm-khăc. Điều đó không có nghĩa là mình không nên dạy dỗ con, dạy con những phép tắc thông thường, biết yêu thương chia sẻ với người khác là điều vô cùng quan trọng. Công thức là:

  • Cha mẹ phải làm gương cho con
  • Đừng dùng các cụm từ “làm cái này đi” “không được làm cái ấy” … thay vào đó bố mẹ nên để bé học tính tự giác. Điều này hoàn toàn đúng vì nếu bé hoảng sợ mà nghe theo lời bố mẹ một cách không tự nguyện thì sau này “tức nước vỡ bờ” là điều tất yếu. Hay bé bướng bỉnh không nghe theo là bố mẹ sẽ cáu giận và quay trở lại cái vòng luẩn quẩn đấy.

Công thức là “Bố mẹ rất vui nếu con …” “Ôi, mẹ sẽ buồn nếu con …”

  • Để bé nếm mùi thất bại vì không nghe lời chỉ bảo của bố mẹ. Thất bại sẽ làm bé nhớ lâu.
  • Quẳng gánh lo đi. Thuận theo tự nhiên

 

Củ cải bướng bỉnh đòi tự gọt cam

Củ cải bướng bỉnh đòi tự gọt cam

Và rồi …

Lần sau Củ cải sẽ không dám chơi dao nữa

Lần sau Củ cải sẽ không dám chơi dao nữa

(Ví dụ này hơi bạo lực nhỉ :((()

11.  Làm thế nào để giữ bình tĩnh bây giờ?

NGUYÊN NHÂN

CÁCH GIẢI QUYẾT

  1. 1.     Yêu cầu mong đợi ở bé những điều Phi thực tế
  1. Đừng quên bé chỉ là trẻ con thôi, bé chỉ quan tâm đến bản thân mình (chưa nghĩ được cho người khác
  2. Trẻ con hay thất bại (hiii)
  3. Trẻ con không biết nghe lời (nhiều người lớn còn chưa có khả năng lắng nghe người khác cơ mà)

Tuy nhiên, bé sẽ học từ những điều trên:

A => Bé biết cách tự khẳng định mình

B=> Thất bại là mẹ thành công, bé sẽ học được từ thất bại của mình

C=> Biểu hiện của khả năng tự lập

  1. 2.     Nhìn nhận tiêu cực về hành động, lời nói của bé. Đừng quên nhé CON KHÔNG XẤU, CHỈ CÓ HÀNH ĐỘNG CỦA CON LÀ XẤU

 

  1. Bố mẹ mang cảm giác trách nhiệm quá lớn

CHẤP NHẬN THỰC TẾ ! GIẢM BỚT ÁP LỰC CHO MÌNH ! ĐỂ BÉ TỰ VẬN HÀNH QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN (Mình chỉ theo dõi thôi ^^)

 

Uống trà đê ! kệ bọn chúng

Uống trà đê ! kệ bọn chúng

 

(Kịch, chờ chút nữa …)

ĐI NGANG QUA NHỮNG NGÔI NHÀ ĐẸP

1 bình luận

Đi ngang qua những ngôi nhà đẹp

Cái bản mặt chúng ta phô ra hằng ngày đẹp đẽ, diễm tình, thu hút, ỡm ờ

Cái bản mặt chúng ta phô ra hằng ngày đẹp đẽ, diễm tình, thu hút, ỡm ờ

Chắc chắn cũng như mình 90% các bạn đi qua phố Chùa Bộc, Thái Hà chỉ nhìn tầng 1 nơi

… các cửa hàng thời trang bày ra chật kín váy áo màu sắc, lụa là

… ma-nơ-canh giả nữ bận váy dạ hội đính kim sa thướt mướt, bận váy voan tung bay

… ma-nơ-canh giả nam bận đồ nam cá tính, vest thanh lịch …

… Bạn chỉ nhìn bảng hiệu 3D in chữ nổi bật, màu sắc bắt mắt, đèn led nhấp nháy.

…  Bạn nhìn những cửa kính trong suốt phản chiếu ánh đèn sáng vàng ấm áp như một thế giới diễm lệ của giả ngọc, giả hoa, giả người …

… Bạn nhìn những người mua hàng thảnh thơi lựa đồ ren, đồ thêu, đồ voan tung bay những sắc màu cuốn hút.

… Bạn nhìn thấy một góc sinh động của Phố-thời-trang rộn ràng lan tỏa sức sống.

Chuyện này là hết sức bình thường vì mình cũng toàn làm thế. Việc này khiến mình nhớ lại tập truyện “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của anh Nguyễn Vĩnh Nguyên bị cấm xuất bản cách đây không lâu, cá nhân mình thích đọc những cái anh ta viết, nó thực sự là cách nhìn thẳng thắn không khoan nhượng và cái-cuộc-đời trần trụi và thô thiển này. Nó là cái sự “buồn đái” (mà nhiều người cho rằng nên nói là “buồn tiểu” cho đỡ mất dạy) của anh chàng kia khi đứng trước di sản văn hóa Phố cổ mà phải nín nhịn đến mức chẳng thể nghĩ được gì ngoài cái bàng quang căng cứng muốn nứt ra rồi thì trong cái sự thanh lịch, trong khi người vợ sắp cưới băn khoăn một nỗi niềm gốc gác hoài cổ (chẳng rõ mình là người Tàu, người Nhật, hay người gốc Bồ) thì chàng đành thăng hoa trong một cơn đại hồng thủy lênh láng qua ống quần jean. Nó thực sự là cái phòng tân hôn đầy nhóc gián trên trần nhà, cái phòng bé xinh có điều hòa, gối chăn trắng mềm thơm tho (mà mẹ chàng suốt ngày ngâm giặt omo) đã qua từng thời kỳ tân hôn của gia đình tứ tử nhà chàng giữa một “tháng năm nóng”. Cái phòng mà bố mẹ chàng cứ nhất định là phải tân hôn trong đó cho không đi trật gia quy, truyên thống là thế rồi.

… Và cái dãy hàng thời trang dài bất tận trên Phố Chùa Bộc kia cũng hào nhoáng như bản mặt cuộc sống này. Cái bản mặt chúng ta phô ra hằng ngày đẹp đẽ, diễm tình, thu hút, ỡm ờ. Chẳng phô cái bản mặt đấy ra thì làm sao cô có chồng? làm sao người ta dám rước “quả bom nổ chậm” nhà cô đi để người nhà cô được dịp tỏ ra bịn rịn với cô nhưng trong lòng thì sướng phát rồ lên “tống được cái của nợ đi rồi”. Tóm lại là mấy ai ở lưng chừng như ông Nguyên mà nhìn xuống đám đông được? ông phải chết quách đi, ông phải thoát xác ông mới nhìn được xuống, nếu không ông có ngóc đầu lên cũng bị dìm xuống, lôi xuống, dí xuống không bay được lên đâu. À, vậy thì người-nông-rân (theo cái cách cánh trẻ giờ tự nhận mình) nghĩ ra rồi, mình phải nhìn lên chứ còn sao nữa. Từ tận cùng, càng sâu càng tốt anh nhìn lên sẽ chẳng có thằng nào định dìm anh xuống cả, chúng nó bận nghĩ anh đang bị chúng đạp lên, dẫm lên, giờ thì anh có ngước nhìn lên, giơ đôi bàn tay ra chúng sẽ nghĩ là anh cần cứu, anh cần thương. Ai nỡ dúi anh sâu hơn? Dẫm cho anh cái nữa thì chúng chẳng hóa ra là mọi rợ, mất nhân tính, đồ khốn nạn, quân xấu xa, vô cảm, vô nhân đạo … (khỉ gió con lăn gì gì nữa nhỉ – lời của Thu Nguyễn)

Cả một dãy phố người đàn ông chèo cột phóng xe vù vù chở mình chân bắt chéo ngồi ngay ngắn đằng sau. Mình bận đồ đen (để dấu sự thừa cân của một gia đình có vẻ thừa ăn hoặc là ăn quá nhiều chất hóa học bị tẩm độc bởi dân ta, bởi dân Tàu, bởi chẳng tìm được cái quái gì trong trẻo), tay ôm hờ eo chàng, chân bắt chéo cổ ngỏng hẳn lên ngang giời để ngắm nhìn thỏa thích những tòa nhà đẹp trên phố Chùa Bộc. À, điều này mình mới phát hiện ra nhá, trước giờ mình chăm chú nhìn vào tầng 1, tầng 2 nơi bày biện cửa hàng thời trang, nơi áo váy bay vút lên cùng ý tưởng đã được đóng dấu “cũng phải từ 500k trở lên” mà thèm thuồng. Vậy thì bên trên kia, càng lên cao mỗi tầng nhà ít người dùng, biển quảng cáo không phủ đến là tường cũ rêu phủ hoặc bong tróc thảm hại, màu sắc lộn xộn, hình thù tùy ý. Cũng có lầu có người ở nhưng bồn hoa cũng cỏ hóa vàng rũ từ lâu, thi thoảng thò ra một cái sào mắc đồ mới giặt nước còn tong tong giỏ giọt xuống hè đường (những ngày u ám này có lẽ người ta mặc nhiên xem là giọt mưa đọng lại, lỡ có rơi vào bánh mì kẹp xúc xích thì cũng không phải lo nghĩ gì cả), có vài nhà rèm cửa kéo gần kín, loại rèm cũ chỉ để che bớt nắng, mốc thếch, phai màu. Cái sự xập xệ này khiến người ta tưởng là đi vào một thời kỳ hoang tích rõ ràng. Cả một dãy phố hoang tích từ tầng 2, tầng 3 trở lên. Thế mà bấy lâu mình không để ý. Cơ mà hoang tích này cũng có hồn lắm. Đó là sự-thật. Sự thật đơn giản là con người ta chỉ trang hoàng cho vẻ bề ngoài sáng sủa, dễ coi và thu hút ánh nhìn. Còn phần trên cao kia, nhìn chéo lên như chạm vào mây trời đã bị bỏ quên hoàn toàn. Cũng chẳng khách hàng nào phàn nàn rằng nó xấu xí, người ta có chú ý đâu, chẳng cửa hàng nào bày hàng lên đến tầng 4, tầng 5, tầng 6 … cả, mệt quá, ai mà leo lên tới được. Chính quyền cũng chưa quy hoạch đến mức độ mà nhiều bạn đi Tây về cứ khen là chúng nó tổng thể cả khu nhà giống nhau, quá 1 ly là cảnh sát hụ còi đến yêu cầu khôi phục như cũ nên sự chắp nối, đua ra, bỏ hoang tích là chuyện thường thôi mà. Từ khoàng đó trở lên, vâng, hoàn toàn yên tĩnh.

Mình bị cuốn hút hoàn toàn vào sự việc và ngóc đầu khá cao suốt khoảng đường dài nên không để ý có 2 cô bé rất xinh đẹp, ăn mặc hợp mốt thời trang, môi tô son đỏ (có dưỡng và bóng loại không phai), tóc búi cao (chỉ đội mũ bảo hiểm cho có phép), đi xe LX màu vàng chanh (đừng thắc mắc, lúc mình ngó xuống nên vội quan sát được các đặc điểm này) đã nhìn mình một đoạn. Thấy cái mặt mình ngu quá nên các cô cười lớn cũng khiến mình giật mình

–       Mày ơi, bị thần kinh hay sao í … mà cả đường cứ vươn cổ lên

–       Thằng này cũng đẹp giai sao có con vợ bệnh thế …

Rồi mình cúi đầu cái rụp, nhìn hai nàng chăm chú, ngắm hai nàng say mê. À, đẹp, đúng là gái hiện đại mi cong môi đỏ má hường. Nhìn hai nàng mê lắm. Mà hai nàng tinh tế thế nhìn thấy “thằng chồng” mình đẹp giai lại còn xót cho thân chàng vớ phải con vợ dở. Mình cũng thấy khá là tự hào.

Mình gõ người đàn ông chèo cột “ủa, sao đi nhanh thế anh? Em có vội đâu”

chàng làm như mình có bệnh thật “ủa, tưởng mải ngắm chim trên trời, xuống hạ giới được rồi cơ á?”

– “ủa sao không đánh thức em?”

– “ủa, kệ em chứ, phiêu diêu ai dám đánh thức, anh còn được mấy mạng?”

Mình nhìn ngó xung quanh, ai cũng vội cả. Ây dà, thôi quay về trần thế thôi, mình lãng đãng quá. Mà, đấy, giời, cái ngấn mỡ này ngồi sau xe chàng nhìn rõ lắm nhá, lại phải nhịn ăn !

 

(Sáng ẩm ướt Hà Nội, 3/9/2013)

 

Older Entries